Đề án tóm tắt sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025   |    Ủy ban MTTQ phường Tiên Nội tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2024-2029   |    Công an tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” năm 2024 tại thị xã Duy Tiên   |    UBND thị xã Duy Tiên lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện cộng đồng dân cư về nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thị xã đến năm 2050   |    MTTQ xã Mộc Nam tổ chức Đại hội lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024-2029   |    Đại hội đại biểu Ủy ban MTTQ xã Yên Nam lần thứ XX, nhiệm kỳ 2024 - 2029   |   

Sitemap  

Tổng quan
Điều kiện tự nhiên
Bản đồ hành chính
Hệ thống tổ chức
Thành tựu phát triển KT-XH
Định hướng phát triển KT-XH
Khu CN, cụm CN-TTCN
Các dự án đầu tư
Làng nghề
Cơ chế chính sách
Sơ đồ hệ thống tổ chức
Lịch sử - Văn hoá
Danh nhân
Phong tục-Tập quán
Lịch sử Đảng bộ thị xã
Ẩm thực
Văn nghệ
Lễ hội
Kinh tế - Chính trị
Văn hoá - Xã hội
An ninh - Quốc phòng
Khoa học - Công nghệ
Tin tức
Trong nước
Quốc tế
Dự báo thời tiết
Văn bản của thị xã
Báo cáo
Văn bản chỉ đạo (giấy mời,công văn,quyết định)
Tài liệu tham khảo
Thông báo đấu giá đất
Đăng nhập PM một cửa điện tử
Tài liệu tập huấn
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
TTHC thị xã
Lĩnh vực Công an
Lĩnh vực Giáo dục
Lĩnh vực Nội vụ
Lĩnh vực tài nguyên
Lĩnh vực Xây dựng - Giao thông
Lĩnh vực Nông nghiệp
Lĩnh vực Thanh tra- Tài chính- Văn hóa- Thông tin TT
Lĩnh vực Kế hoạch - đầu tư; Công thương
Lĩnh vực Quân sự- Quốc phòng
Lao động- TB-XH
TTHC cấp xã, phường
Công an
Lao động TBXH
Y tế- Văn hóa và Thanh tra
Tài nguyên MT và Tài chính
Kế hoạch đầu tư
Nội vụ
Nông nghiệp và giao thông VT
Giáo dục ĐT và Công thương
Tư pháp
Quốc phòng Quân sự
Sức khoẻ - Đời sống
Gương người tốt việc tốt
Khuyến học-Khuyến tài
Lịch tiếp công dân
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Văn bản QPPL
Lĩnh vực hộ tịch
Trung ương
Thủ tục Công an và Thanh tra
thủ tục Công thương
Tỉnh
Y tế- Văn hóa- Thanh tra
Công an
Thư viện ảnh
Xin ý kiến góp ý của nhân dân
Lấy ý kiến của cử tri về Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, thành lập các phường và thị xã Duy Tiên
Lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Duy Tiên
Lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ thị xã Duy Tiên lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước
Chào mừng Đại hội Đảng các cấp
QH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Mặt trận Tổ quốc các cấp
Luật và các văn bản liên quan
Thành lập thị xã Duy Tiên
Cải cách hành chính
Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
LIÊN KẾT WEBSITE
Cơ quan Đảng, Nhà nước
Các Tỉnh, thành phố
Thông tin đại chúng
THỐNG KÊ
Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
Cập nhật lúc: 11/18/2020 8:13:00 AM
Kế thừa và phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã luôn coi trọng củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh quốc tế, sức mạnh truyền thống kết hợp với sức mạnh thời đại, lãnh đạo nhân dân ta giành được những thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đó là bài học lớn của cách mạng Việt Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết thành nguyên lý: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công”.
 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã về dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã anh hùng Dur Kmăl (huyện Krông Ana- Đăk Lăk).

Vấn đề đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng, nhất quán và xuyên suốt trong cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước từ khi chưa có chính quyền tới khi giành được chính quyền. Qua các thời kỳ cách mạng, nhận thức, quan điểm của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã không ngừng được hoàn thiện, bổ sung, phát triển, được khẳng định là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đổi mới được đánh dấu bằng sự đổi mới, phát triển từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến nay. Cụ thể:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện, có nhiều quan điểm, chủ trương đổi mới đề cập trực tiếp đến vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc như: xác định quan điểm “lấy dân làm gốc”, xử lý các quan hệ lợi ích giữa các giai cấp trong thời kỳ quá độ, xác định các đối tượng đoàn kết, tập hợp trong thời kỳ mới. Đại hội khẳng định phải coi trọng xử lý hài hòa lợi ích giữa các giai cấp và đổi mới chính sách xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - cơ sở quan trọng đảm bảo đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định các quan điểm đổi mới, đồng thời phát triển thêm các vấn đề: thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, mở rộng đối tượng đoàn kết với người Hoa, với công dân tham gia chính quyền và quân đội dưới chế độ cũ, với đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội VII thông qua, trong đó có hai bài học kinh nghiệm về vấn đề đoàn kết: (i) Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân…; (ii) Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng xác định đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo đó, vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc được xác định bằng các quan điểm, chủ trương: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được thực hiện bằng sức mạnh của toàn dân, là trách nhiệm của mọi thành phần kinh tế. Phương châm thực hiện là hướng mạnh về cơ sở, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã bổ sungvà phát triển một số quan điểm mới về đại đoàn kết toàndân tộc: Xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với phát huy dân chủ trong đời sống xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy khóa IX về “phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đã làm rõ thêm đối tượng đoàn kết, cơ chế, phương thức thực hiện, vai trò các chủ thể…

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã phát triển một số luận điểm mới có ý nghĩa bổ sung cho chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại hội X nhấn mạnh đặc điểm đại đoàn kết toàn dân tộc trong điều kiện xã hội ngày càng phân tầng rõ rệt, sâu sắc; nhấn mạnh đến tầng lớp doanh nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, dân tộc thiểu số, các tôn giáo; bổ sung chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI khẳng định coi trọng đoàn kết trong Đảng làm hạt nhân cho đại đoàn kết toàn dân tộc; chú trọng đến biến động của các giai tầng, nhất là tạo điều kiện cho doanh nhân phát triển.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định: Tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát huy vai trò của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn của đất nước; bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân…

XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC

Hơn 34 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền Tổ quốc, giữ vững được hoà bình, ổn định để phát triển đất nước, khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố, phát huy. Nhận thức về khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được bổ sung, phát triển phù hợp với tình hình mới, gắn với điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, theo đóquyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân ngày càng được quan tâm. Sự quyết tâm, quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, chăm lo đời sống nhân dân, nhất là quyết tâm chính trị trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, lãng phí đã củng cố niềm tin của nhân dân, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bên cạnh đó, việc củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vẫn còn những khó khăn, hạn chế đó là: chưa đánh giá và dự báo đầy đủ, kịp thời những diễn biến, thay đổi cơ cấu trong xã hội, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân khác nhau để có chủ trương phù hợp; chưa kịp thời thể chế hoá đầy đủ chủ trương, quan điểm của Đảng liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân sau khi ban hành Hiến pháp (2013); chưa thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật đã được ban hành; Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) với tính chất là liên minh chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội với chức năng đại diện cho các tầng lớp nhân dân còn chưa thực sự theo kịp tình hình mới, chưa lắng nghe, phản ánh đầy đủ ý kiến, nguyện vọng của nhân dân; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa thật sự tôn trọng, lắng nghe, giải quyết kịp thời, có hiệu quả những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, thậm chí xa rời, quan liêu, nhũng nhiễu ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với bộ máy nhà nước, đối với Đảng. Các thế lực thù địch, cơ hội chính trị ngày càng quyết liệt chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ nhân dân, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhân dân phường Thanh Trì (quận Hoàng Mai, Hà Nội) múa hát mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhân dân phường Thanh Trì (quận Hoàng Mai, Hà Nội) múa hát mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP LỚN VỀ DÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm xây dựng xã hội phát triển hài hòa, đồng thuận, kiểm soát các biến đổi cơ cấu xã hội và phòng ngừa xung đột xã hội. Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế,giải phóng mọi năng lực của con người, không phân biệt đối xử. Gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước đi của công cuộc đổi mới và từng chính sách phát triển. Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa tinh thần của nhân dân. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc dân tộc, trong đó phát huy ở mức cao nhất các giá trị nhân văn, tương thân, tương ái, khoan dung, để văn hóa thực sự vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển. Phát huy quyền dân chủ nhân dân thông qua nâng cao chất lượng chế độ dân chủ đại diện và mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp, khắc phục các biểu hiện dân chủ hình thức.

Thứ hai, tăng cường hiệu quả can thiệp chính sách nhằm thúc đẩy quyền cùng phát triển của các giai tầng trong xã hội, xử lý tốt các quan hệ xã hội nảy sinh. Trong đó quan tâm đến công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, thế hệ trẻ, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài… bằng những chính sách cụ thể nhằm phát huy thế mạnh, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng và mong muốn được cống hiến, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước và sự phát triển của từng giai cấp, tầng lớp, các giới và mọi thành phần hết sức đa dạng về nhu cầu, lợi ích khác nhau trong xã hội.

Thứ ba, phát huy mạnh mẽ vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương mới của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc thành các văn bản pháp luật để các cấp chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân thực hiện. Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phong cách: “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mới lề lối làm việc, tăng cường đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân; xây dựng nền tư pháp liêm chính, vô tư, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết tốt các chính sách đối với người nghèo, người khuyết tật và các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc ít người.

Thứ tư, tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, nâng cao trách nhiệm công dân, xây dựng đồng thuận xã hội, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước nhằm góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, giữ vững an ninh chính trị,độc lập chủ quyền. Đổi mới và nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững, đồng thuận với mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, tạo động lực để nhân dân đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Không để các thế lực thù địch và cơ hội chính trị lợi dụng để kích động, chia rẽ dân với Đảng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phát động sâu rộng phong trào thi đua yêu nước, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tuyên dương người tốt, việc tốt.

Thứ năm, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng để Đảng thật sự là hạt nhân lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân tộcXây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Đảng làm hạt nhân cho tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận; rà soát, tổng kết các nghị quyết, việc triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về đại đoàn kết dân tộc. Làm tốt phân công trách nhiệm trong hệ thống chính trị đối với công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận và các tổ chức quần chúng.

Đảng vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận. Để tập hợp, xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc cần phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong hoạt động của Mặt trận, Đảng cần thể hiện là một thành viên tích cực nhất của Mặt trận, tôn trọng tính  độc lập và đặc điểm riêng của Mặt trận. Đại diện các cấp ủy đảng tham gia Ủy ban Mặt trận bình đẳng và có nghĩa vụ như mọi thành viên khác, đồng thời phải xứng đáng là thành viên nòng cốt tiêu biểu nhất; thường xuyên giáo dục cán bộ, đảng viên gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách và pháp luật, thực hiện tốt các chương trình hành động chung của Mặt trận, gắn bó mật thiết với nhân dân, thường xuyên tự phê bình và lắng nghe ý kiến góp ý của nhân dân, của Mặt trận.

Cần xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy định: Đảng vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận, quy chế làm việc giữa cấp ủy Đảng với Mặt trận các cấp, chế độ làm việc giữa cấp ủy và Đảng đoàn Mặt trận… trên cơ sở kết hợp nhuần nhuyễn giữa nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng với nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong hoạt động của Mặt trận.

NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

Phát huy truyền thống 90 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, qua các thời kỳ cách mạng, thực hiện sứ mệnh và chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò quan trọng trong tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc với các nhiệm vụ trọng tâm là:

Một là, tăng cường sự chủ động và nâng cao chất lượng, hiệu quả Mặt trận tham gia xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

Phát huy vai trò của Mặt trận trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc với tư cách là tổ chức liên minh chính trị rộng lớn nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, Mặt trận cần chủ động hơn nữa trong việc tham gia đề xuất, xây dựng, phản biện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đông đảo nhân dân.

Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, Mặt trận các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ “Mặt trận lắng nghe nhân dân nói”, đa dạng hóa các kênh tập hợp ý kiến, nguyện vọng, hiến kế của nhân dân, phản ánh định kỳ và đột xuất để các cơ quan Đảng, Nhà nước quan tâm giải quyết; đồng thời theo dõi, giám sát việc giải quyết các kiến nghị, đề nghị chính đáng của nhân dân.

Hai là, phát huy dân chủ, xây dựng đồng thuận xã hội và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc thực hành dân chủ và phát huy quyền dân chủ của nhân dân trong đời sống xã hội. Trong đó, trọng tâm là triển khai hiệu quả, toàn diện nhiệm vụ giám sát của Mặt trận, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đông đảo nhân dân; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhất là thực hành dân chủ ở cơ sở thông qua bầu cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân, bầu trưởng thôn, tổ trưởng dân phố; tổ chức đối thoại của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền với nhân dân; giám sát cán bộ, đảng viên ở địa bàn dân cư; đánh giá sự hài lòng của nhân dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, về kết quả xây dựng nông thôn mới; nâng cao hiệu quả giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng…

Hoạt động của Mặt trận phải góp phần tạo sự đồng thuận ngày càng cao trong xã hội; thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, vận động làm cho nhân dân ý thức về quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình, đồng thuận và tích cực thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Vận động nhân dân chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Phối hợp đề xuất, xây dựng các cơ chế, phương thức phù hợp phản ánh tới cấp ủy Đảng, chính quyền và trực tiếp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở ngay tại mỗi địa bàn dân cư, cơ quan, đơn vị.

Ba là, thực hiện hài hòa lợi ích hợp pháp, chính đáng của các giai tầng xã hội để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mặt trận cần chủ động góp phần cùng Đảng, Nhà nước xây dựng một cơ chế kết hợp hài hòa, hợp lý giữa các lợi ích vật chất và tinh thần, lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài… của các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài, qua đó tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc tập hợp, phát huy sức mạnh tổng lực của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới.

Mặt trận cụ thể hóa việc bảo đảm hài hòa lợi ích hợp pháp, chính đáng thông qua vận động các tầng lớp nhân dân đoàn kết tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà trực tiếp là triển khai có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào lớn: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”…

Bốn là, phát huy chủ nghĩa yêu nước, ý thức dân tộc, lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm động lực và điểm tương đồng để tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trong tình hình hiện nay, để tiếp tục phát huy chủ nghĩa yêu nước, ý thức dân tộc làm động lực tập hợp, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện nhất, rộng lớn nhất trong hệ thống chính trị nước ta, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, khơi dậy trong các tầng lớp nhân dân truyền thống hào hùng của dân tộc, từ đó phát huy chủ nghĩa yêu nước, ý thức dân tộc, lòng tự tôn, khí phách và khát vọng của dân tộc trong mọi người Việt Nam, nhất là đối với thế hệ trẻ, qua đó xây dựng niềm tin, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Năm là, chăm lo và phát huy vai trò của người tiêu biểu trong xã hội, trong các dân tộc, tôn giáo, nhân sĩ, trí thức và người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò rất quan trọng. Ủy ban Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên thường xuyên gặp gỡ, thăm hỏi, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của các vị tiêu biểu, trí thức, người có uy tín ở cộng đồng dân cư, trong các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài. Tham gia xây dựng, phản biện và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài. Vận động, tập hợp, đoàn kết người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là lực lượng trí thức, chuyên gia, doanh nhân giỏi hướng về quê hương tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Sáu là, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới.

Coi trọng đổi mới mạnh mẽ về nội dung, bảo đảm thực chất, có trọng tâm, trọng điểm, có sản phẩm cụ thể, tránh dàn trải, chung chung, trong đó ưu tiên nhiệm vụ tuyên truyền vận động, phát huy vai trò của nhân dân trọng thực hiện dân chủ, giám sát, phản biện xã hội, phòng chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; vận động nhân dân tích cực tham gia phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng đời sống mới, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt coi trọng đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư.

Về phương thức, cần coi trọng và nâng cao tính hiệu quả, thực chấthiệp thương dân chủ, phối hợp thống nhất hành động của các tổ chức thành viên trong Mặt trận để phát huy được sức mạnh tổng hợp các giai tầng, lực lượng trong xã hội, tránh chồng chéo, bệnh thành tích, gây quá tải cho cơ sở. Mặt trận cần thực hiện tốt chức năng là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện quy chế, chương trình phối hợp giữa Mặt trận với các cơ quan nhà nước. Mặt trận cần coi trọng đổi mới phương thức quan hệ với nhân dân, trong đó cần thường xuyên gặp gỡ, có cơ chế, cách thức để lắng nghe, tập hợp và phản ánh ý kiến của nhân dân; làm cầu nối của nhân dân với Đảng và chính quyền. Mở rộng các phương thức phối hợp truyền thông, phổ biến các điển hình tiên tiến, kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể và cá nhân xuất sắc, góp phần nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua.Xây dựng và nhân rộng các mô hình phát huy vai trò tự quản của nhân dân ở cộng đồng, góp phần xây dựng sự gắn kết, khối đoàn kết toàn dân từ mỗi địa bàn dân cư.

Là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện rộng lớn, Phát huy truyền thống 90 năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong việc tập hợp, xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần tạo nên sự đồng thuận về chính trị và tinh thần trong nhân dân; thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước; động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ; tham gia xây dựng, phản biện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh; giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; đẩy mạnh các phong trào thi đua, cuộc vận động góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

Phùng Khánh Tài

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Theo: tuyengiao.vn


CÁC TIN KHÁC:  In trang này |   Quay lại   | Về đầu trang  
  Những sự kiện trọng đại trong Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên (05/01)
  Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) - Bản hùng ca bảo vệ Tổ quốc (19/12)
  Trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam (13/10)
  Chân lý vĩ đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” (02/09)
  Độc lập dân tộc phải luôn gắn liền với tự do và hạnh phúc của nhân dân (01/09)
  Bản Tuyên ngôn của tinh thần và ý chí độc lập, tự do (01/09)
  Cách mạng tháng Tám năm 1945: Bài học về nhận định, vận dụng thời cơ và bảo vệ thành quả cách mạng của Đảng (18/08)
  Những cống hiến vô giá của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh với Báo chí cách mạng Việt Nam (19/06)
  Nhớ về 112 năm hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (05/06)
  Hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (19/05)
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
THĂM DÒ Ý KIẾN - GÓP Ý
Theo bạn giao diện website duytien.gov.vn như thế nào?
TỶ GIÁ

Tổng quan   Lịch sử - Văn hoá   Kinh tế - Chính trị   Văn hoá - Xã hội    An ninh - Quốc phòng   Khoa học - Công nghệ   Tin tức   Văn bản của thị xã   TTHC thị xã   TTHC cấp xã, phường   Sức khoẻ - Đời sống   Gương người tốt việc tốt   Khuyến học-Khuyến tài   Lịch tiếp công dân   Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh   Văn bản QPPL   Thư viện ảnh   Xin ý kiến góp ý của nhân dân   Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng   Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước    Mặt trận Tổ quốc các cấp   Luật và các văn bản liên quan   Thành lập thị xã Duy Tiên   Cải cách hành chính   Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội  
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ DUY TIÊN
Giấy phép số 178/GP-TTĐT do UBND tỉnh Hà Nam cấp Ngày 26 tháng 6 năm 2017
Tổng biên tập: Phạm Hồng Thanh
Email: ubnddt@hanam.gov.vn - Điện thoại: 0226 3830 013 - Fax: 0226 3832 280
® Ghi rõ nguồn "DuyTien.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
© 2009 Bản quyền thuộc về UBND Thị xã Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam
Design by VN2C