Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Duy Tiên tổ chức họp giao ban Quý I/2024   |    Về việc tạm dừng công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch    |    V/v đề nghị cấp giấy phép môi trường của nhà máy sản xuất mây tre đan tại CCN Hoàng Đông thị xã Duy Tiên    |    Bộ Luật hình sự 2015   |    Đề án tóm tắt sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025   |    Ủy ban MTTQ phường Tiên Nội tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2024-2029   |   

Sitemap  

Tổng quan
Điều kiện tự nhiên
Bản đồ hành chính
Hệ thống tổ chức
Thành tựu phát triển KT-XH
Định hướng phát triển KT-XH
Khu CN, cụm CN-TTCN
Các dự án đầu tư
Làng nghề
Cơ chế chính sách
Sơ đồ hệ thống tổ chức
Lịch sử - Văn hoá
Danh nhân
Phong tục-Tập quán
Lịch sử Đảng bộ thị xã
Ẩm thực
Văn nghệ
Lễ hội
Kinh tế - Chính trị
Văn hoá - Xã hội
An ninh - Quốc phòng
Khoa học - Công nghệ
Tin tức
Trong nước
Quốc tế
Dự báo thời tiết
Văn bản của thị xã
Báo cáo
Văn bản chỉ đạo (giấy mời,công văn,quyết định)
Tài liệu tham khảo
Thông báo đấu giá đất
Đăng nhập PM một cửa điện tử
Tài liệu tập huấn
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
TTHC thị xã
Lĩnh vực Công an
Lĩnh vực Giáo dục
Lĩnh vực Nội vụ
Lĩnh vực tài nguyên
Lĩnh vực Xây dựng - Giao thông
Lĩnh vực Nông nghiệp
Lĩnh vực Thanh tra- Tài chính- Văn hóa- Thông tin TT
Lĩnh vực Kế hoạch - đầu tư; Công thương
Lĩnh vực Quân sự- Quốc phòng
Lao động- TB-XH
TTHC cấp xã, phường
Công an
Lao động TBXH
Y tế- Văn hóa và Thanh tra
Tài nguyên MT và Tài chính
Kế hoạch đầu tư
Nội vụ
Nông nghiệp và giao thông VT
Giáo dục ĐT và Công thương
Tư pháp
Quốc phòng Quân sự
Sức khoẻ - Đời sống
Gương người tốt việc tốt
Khuyến học-Khuyến tài
Lịch tiếp công dân
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Văn bản QPPL
Lĩnh vực hộ tịch
Trung ương
Thủ tục Công an và Thanh tra
thủ tục Công thương
Tỉnh
Y tế- Văn hóa- Thanh tra
Công an
Thư viện ảnh
Xin ý kiến góp ý của nhân dân
Lấy ý kiến của cử tri về Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, thành lập các phường và thị xã Duy Tiên
Lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Duy Tiên
Lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ thị xã Duy Tiên lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước
Chào mừng Đại hội Đảng các cấp
QH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Mặt trận Tổ quốc các cấp
Luật và các văn bản liên quan
Thành lập thị xã Duy Tiên
Cải cách hành chính
Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
LIÊN KẾT WEBSITE
Cơ quan Đảng, Nhà nước
Các Tỉnh, thành phố
Thông tin đại chúng
THỐNG KÊ
Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước

Tuyên ngôn độc lập: Sự kế thừa, phát triển những giá trị tư tưởng tiến bộ của thời đại
Cập nhật lúc: 8/31/2022 4:44:00 PM
Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp là hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của nhân loại. Đó là văn kiện pháp lý thấm nhuần tư tưởng tiến bộ của thời đại, nêu cao nguyên tắc bình đẳng, dân chủ và các quyền cơ bản của con người, của dân tộc. Trân trọng những giá trị cao cả ấy, trong một thời đại mới và một cuộc cách mạng mới, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa và hơn nữa phát triển các giá trị ấy ở hai nội dung cơ bản là quyền con người, quyền dân tộc và nguyên tắc chủ quyền nhân dân.
 

KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN DÂN TỘC

Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 được ra đời từ sau cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và cuộc đại cách mạng tư sản Pháp. Trên cơ sở kế thừa những tư tưởng tiến bộ thời kỳ Khai sáng, hai bản Tuyên ngôn là những lời khẳng định đầy sức thuyết phục về quyền con người, quyền dân tộc, về nguyên tắc “chủ quyền nhân dân” trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến chuyên chế hướng con người vươn tới các giá trị dân chủ, giá trị nhân văn cao cả về tự do, bình đẳng, bác ái.

Các bản Tuyên ngôn khẳng định những quyền con người cơ bản nhất đó là quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền tư hữu tài sản. Đó là “quyền tự nhiên, không thể chuyển nhượng và bất khả xâm phạm của mỗi con người”(1).

Trong bản Tuyên ngôn độc lập nước Mỹ, tác giả Thomas Jefferson khẳng định các nước thuộc địa phải có quyền là quốc gia tự do và độc lập và từ việc xóa bỏ quyền thống trị của thực dân Anh, cuộc đấu tranh vì nền độc lập của các bang thuộc địa ở Bắc Mỹ cũng nhằm tới tranh đấu cho các quyền tự nhiên của riêng mỗi con người. Với những giá trị to lớn như vậy hai bản Tuyên ngôn đánh mốc dấu son trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng con người. Đó là bản Tuyên ngôn mang đậm giá trị nhân văn, nhân bản, là nền tảng để xây dựng các bản Hiến pháp dân chủ tiến bộ của nước Pháp, nước Mỹ sau đó.

Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nêu rõ: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”(2).

Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Việt Nam, từ những dòng đầu tiên, Hồ Chí Minh đã trích dẫn những câu nổi tiếng nhất trong hai bản Tuyên ngôn lịch sử đó với thái độ rất trân trọng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…”. Ở đây, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ những giá trị nhân văn cao cả, mang tính phổ quát toàn nhân loại làm cơ sở, mục tiêu cho cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Từ đó, Người khẳng định cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam cũng là nhằm thực hiện những quyền chính đáng, thiêng liêng không ai có thể xâm phạm, là sự tiếp nối của lá cờ giải phóng dân tộc, giải phóng con người mà các cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ đã giương cao.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sự kế thừa và mở rộng, phát triển vượt bậc những giá trị của các bản Tuyên ngôn trước đó trong thời đại mới. Trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, nguyên bản câu “tất cả mọi người” là “tất cả đàn ông” (All men). Nguyên bản của câu đó là đặt trong bối cảnh nước Mỹ những năm cuối thế kỉ XVIII khi chế độ nô lệ còn tồn tại, sự phân biệt và kỳ thị chủng tộc rất nặng nề, những người đàn ông có quyền mà Tuyên ngôn đề cập đến chỉ là những người đàn ông da trắng. Như vậy, các quyền cơ bản của con người, quyền vốn có ấy lại không dành cho tất cả mọi người, mà chỉ dành cho đàn ông da trắng. Còn với Hồ Chí Minh, Người khẳng định một cách rõ ràng, quyền là dành cho “tất cả mọi người”, không phân biệt địa vị, thành phần, tôn giáo, giới tính, sắc tộc. Đó là sự mở rộng tuyệt đối, đem lại những giá trị to lớn và phù hợp với sự phát triển tiến bộ của nhân loại. 

Cũng từ việc khẳng định đạo lý và chính nghĩa của nhân loại, Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt giả dối, bản chất tàn bạo của chủ nghĩa thực dân Pháp. Trong Tuyên ngôn độc lập, Người đã khái quát một cách sâu sắc tội ác của thực dân Pháp trong gần 100 năm cai trị ở đất nước ta trên tất cả các mặt, đặc biệt là việc chà đạp, tước đoạt quyền các quyền tự nhiên của con người, của dân tộc. Và từ đó, Người khẳng định: trong thời đại mới, không chỉ chế độ phong kiến chuyên chế mà chủ nghĩa thực dân với bản chất tàn bạo của nó cần được xóa bỏ, để bảo vệ quyền và nhân phẩm của con người. Khi còn chủ nghĩa thực dân, còn tình trạng dân tộc này áp bức, nô dịch dân tộc khác thì chắc chắn quyền con người ở các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc bị chà đạp, không được ghi nhận và thực hiện.

Một điểm đáng chú ý nữa là từ quyền của con người, Hồ Chí Minh đã suy rộng ra quyền dân tộc các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”(3). Từ quyền con người, Người suy rộng ra quyền dân tộc cũng là quyền tự nhiên, thiêng liêng “là lẽ phải không ai chối cãi được”(4)Nếu như trong bản Tuyên ngôn của nước Mỹ đã đề cập đến cả quyền con người, quyền dân tộc, thì đến bản Tuyên ngôn của Việt Nam đã gắn kết hai phạm trù pháp lý cơ bản này trong mối liên hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau. Dân tộc độc lập là điều kiện tiên quyết để bảo đảm quyền con người và ngược lại thực hiện quyền con người chính là phát huy những giá trị cao cả và ý nghĩa thật sự của độc lập dân tộc. Quyền con người cao nhất chính là được sống trong đất nước tự do, là công dân của một nước độc lập.

Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh đã mở rộng nội hàm khái niệm quyền dân tộc cả chiều rộng và chiều sâu, mà các bản Tuyên ngôn trước chưa đề cập đến. Xuất phát từ hoàn cảnh nước Việt Nam thuộc địa vừa mới giành độc lập và bối cảnh lịch sử quốc tế bấy giờ, Hồ Chí Minh khẳng định: quyền dân tộc không chỉ là quyền dân tộc tự quyết, mà còn là quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Độc lập dân tộc đã gắn bó mật thiết với các nguyên tắc dân tộc bình đẳng và tự quyết, với quyền sống và quyền hạnh phúc của mỗi dân tộc. Hơn nữa, quyền độc lập, bình đẳng ở đây phải được xác lập trong mối quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt lớn nhỏ, mạnh yếu hay khác nhau về thể chế chính trị. Vì thế, Tuyên ngôn độc lập không còn chỉ dành riêng cho dân tộc Việt Nam mà đó còn là sự cổ vũ, lời khẳng định thiêng liêng của tất cả các dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc nhỏ yếu đang chịu sự cai trị của chủ nghĩa thực dân.

Từ quyền con người suy rộng ra quyền dân tộc, Tuyên ngôn độc lập đã góp phần tạo lập và khẳng định một nền pháp lý và công lý mới của văn minh nhân loại, hướng tới công bằng, bình đẳng, xóa bỏ ách áp bức, bóc lột, bất công trên bình diện quốc gia và quốc tế. Công lý ấy về sau không chỉ trở thành nguyên tắc lập hiến của Việt Nam, của nhiều quốc gia khác mà trở thành điều khoản pháp lý quốc tế khi nó đã được ghi vào Liên hợp quốc với các công ước quốc tế liên quan đến chủ quyền quốc gia, về quyền độc lập dân tộc và quyền tự quyết.

Hai bản Tuyên ngôn nước Pháp, nước Mỹ đề cập đến quyền con người, quyền dân tộc là quyền thiêng liêng, là một tất yếu của tạo hóa. Nhưng là người dân của một nước thuộc địa, Hồ Chí Minh thấu hiểu sâu sắc rằng quyền thiêng liêng, vốn có ấy không phải tự nhiên mà có được, mà phải đổ máu, hy sinh, phải đấu tranh với quyết tâm “ thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”(5)Đứng trước những thử thách khắc nghiệt của lịch sử, một dân tộc không biết đấu tranh cho độc lập, tự do thì cũng không xứng đáng được hưởng nền độc lập, tự do. Bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập… Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”(6). Dân tộc đó còn có quyết tâm sắt đá “đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”(7).

Sự ra đời của Tuyên ngôn độc lập thực sự là một mốc son trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, cũng như trong cuộc đấu giải phóng của các dân thuộc địa. Nếu hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người; thì Tuyên ngôn độc lập báo hiệu một thời đại mới, thời đại giải phóng các dân tộc khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân trên quy mô toàn thế giới; thời đại của các dân tộc bị áp bức, bóc lột giành lại quyền sống, quyền độc lập, tự do.

KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN NGUYÊN TẮC VỀ CHỦ QUYỀN NHÂN DÂN

Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trong tác phẩm Khế ước xã hội của Jean Jacques RousseauTuyên ngôn độc lập của Mỹ khẳng định chân lý: “Rằng để đảm bảo cho những quyền lợi này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được những quyền lực chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân dân”(8)Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp đã chỉ ra “sự thiếu hiểu biết, hờ hững hoặc coi thường những quyền của con người chính là nguyên nhân duy nhất dẫn đến những tai họa của cộng đồng, và dẫn đến sự thối nát của các chính quyền... Mục đích của tất cả các tổ chức chính trị là bảo vệ các quyền tự nhiên và bất khả xâm phạm của con người”(9). Sự cần thiết của việc xây dựng chính quyền nhân dân, hoạt động vì mục tiêu cao nhất bảo vệ quyền con người, vì hạnh phúc con người đã được khẳng định trong hai bản Tuyên ngôn lịch sử này. Hơn thế nữa “bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an ninh và hạnh phúc của họ”(10).

Cuộc Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo không chỉ là cuộc cách mạng làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc, xóa bỏ xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và của phát xít Nhật. Cuộc cách mạng ấy đồng thời thực hiện nhiệm vụ lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót gần 1.000 năm. Việt Nam từ một nước thuộc địa, phong kiến đã trở thành một nước độc lập, theo chế độ Dân chủ Cộng hòa.

Trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ chủ thể của cuộc cách mạng chính là nhân dân, thành quả cách mạng đạt được do nhân dân làm ra và nhân dân là người bảo vệ thành quả đó: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà”. Có thể nói, đến đây nguyên tắc chủ quyền nhân dân” với ý nghĩa nhân dân là chủ thể nước Việt Nam mới, của chế độ Dân chủ Cộng hòa đã được Hồ Chí Minh khẳng định rõ ràng. Hơn nữa, khái niệm nhân dân mà Hồ Chí Minh sử dụng không bó hẹp trong giai cấp, tầng lớp nào mà là mọi người dân Việt Nam yêu nước, không phân biệt giới tính, địa vị, tôn giáo, giai cấp.

Chế độ Dân chủ Cộng hòa được Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn là chế độ thực hành nguyên tắc chủ quyền nhân dân” một cách triệt để và thực chất. Đó là chế độ lập ra từ thành quả đấu tranh của nhân dân, được xây dựng theo ý nguyện của các tầng lớp nhân dân, hướng tới mục tiêu cao cả Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” cho nhân dân. Tư tưởng này của Người sau đó được thể hiện rõ nét trong Hiến pháp 1946 - bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam do Người làm Trưởng ban soạn thảo: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Điều 7 trong Hiến pháp ghi nhận quyền chính trị của công dân: Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình. Nhân dân có quyền quyết định những công việc trọng đại của đất nước cũng như bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra.

Có thể nói, ra đời sau hai bản Tuyên ngôn lịch sử của nhân loại hơn một trăm năm, trong bối cảnh lịch sử mới, bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đã kế thừa, chắt lọc phát triển giá trị căn cốt, mang tính bền vững và phổ quát nhất của hai bản Tuyên ngôn trước đó. Với những giá trị đó, Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam không chỉ là lời tuyên bố độc lập, khai sinh cho một Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo đuổi mục tiêu “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, mà còn đóng góp quan trong cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người và vì hạnh phúc của con người.

TS. Lê Thị Hằng

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

___

(1) (7) (8) (9) Nguyễn Văn Út: 9 bản Tuyên ngôn nổi tiếng thế giới, Nxb. Văn hóa thông tin, H, 2006, tr. 125, 126, 285, 286.

(2) (3) (4) (5) (6) (10) (11) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2011, t. 4, tr. 1, 1, 1, 534, 1, 3, 3.


Nguồn tin: Tuyengiao.vn

CÁC TIN KHÁC:  In trang này |   Quay lại   | Về đầu trang  
  Những sự kiện trọng đại trong Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên (05/01)
  Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) - Bản hùng ca bảo vệ Tổ quốc (19/12)
  Trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam (13/10)
  Chân lý vĩ đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” (02/09)
  Độc lập dân tộc phải luôn gắn liền với tự do và hạnh phúc của nhân dân (01/09)
  Bản Tuyên ngôn của tinh thần và ý chí độc lập, tự do (01/09)
  Cách mạng tháng Tám năm 1945: Bài học về nhận định, vận dụng thời cơ và bảo vệ thành quả cách mạng của Đảng (18/08)
  Những cống hiến vô giá của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh với Báo chí cách mạng Việt Nam (19/06)
  Nhớ về 112 năm hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (05/06)
  Hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (19/05)
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
THĂM DÒ Ý KIẾN - GÓP Ý
Theo bạn giao diện website duytien.gov.vn như thế nào?
TỶ GIÁ

Tổng quan   Lịch sử - Văn hoá   Kinh tế - Chính trị   Văn hoá - Xã hội    An ninh - Quốc phòng   Khoa học - Công nghệ   Tin tức   Văn bản của thị xã   TTHC thị xã   TTHC cấp xã, phường   Sức khoẻ - Đời sống   Gương người tốt việc tốt   Khuyến học-Khuyến tài   Lịch tiếp công dân   Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh   Văn bản QPPL   Thư viện ảnh   Xin ý kiến góp ý của nhân dân   Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng   Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước    Mặt trận Tổ quốc các cấp   Luật và các văn bản liên quan   Thành lập thị xã Duy Tiên   Cải cách hành chính   Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội  
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ DUY TIÊN
Giấy phép số 178/GP-TTĐT do UBND tỉnh Hà Nam cấp Ngày 26 tháng 6 năm 2017
Tổng biên tập: Phạm Hồng Thanh
Email: ubnddt@hanam.gov.vn - Điện thoại: 0226 3830 013 - Fax: 0226 3832 280
® Ghi rõ nguồn "DuyTien.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
© 2009 Bản quyền thuộc về UBND Thị xã Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam
Design by VN2C