Đề án tóm tắt sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025   |    Ủy ban MTTQ phường Tiên Nội tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2024-2029   |    Công an tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” năm 2024 tại thị xã Duy Tiên   |    UBND thị xã Duy Tiên lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện cộng đồng dân cư về nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thị xã đến năm 2050   |    MTTQ xã Mộc Nam tổ chức Đại hội lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024-2029   |    Đại hội đại biểu Ủy ban MTTQ xã Yên Nam lần thứ XX, nhiệm kỳ 2024 - 2029   |   

Sitemap  

Tổng quan
Điều kiện tự nhiên
Bản đồ hành chính
Hệ thống tổ chức
Thành tựu phát triển KT-XH
Định hướng phát triển KT-XH
Khu CN, cụm CN-TTCN
Các dự án đầu tư
Làng nghề
Cơ chế chính sách
Sơ đồ hệ thống tổ chức
Lịch sử - Văn hoá
Danh nhân
Phong tục-Tập quán
Lịch sử Đảng bộ thị xã
Ẩm thực
Văn nghệ
Lễ hội
Kinh tế - Chính trị
Văn hoá - Xã hội
An ninh - Quốc phòng
Khoa học - Công nghệ
Tin tức
Trong nước
Quốc tế
Dự báo thời tiết
Văn bản của thị xã
Báo cáo
Văn bản chỉ đạo (giấy mời,công văn,quyết định)
Tài liệu tham khảo
Thông báo đấu giá đất
Đăng nhập PM một cửa điện tử
Tài liệu tập huấn
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
TTHC thị xã
Lĩnh vực Công an
Lĩnh vực Giáo dục
Lĩnh vực Nội vụ
Lĩnh vực tài nguyên
Lĩnh vực Xây dựng - Giao thông
Lĩnh vực Nông nghiệp
Lĩnh vực Thanh tra- Tài chính- Văn hóa- Thông tin TT
Lĩnh vực Kế hoạch - đầu tư; Công thương
Lĩnh vực Quân sự- Quốc phòng
Lao động- TB-XH
TTHC cấp xã, phường
Công an
Lao động TBXH
Y tế- Văn hóa và Thanh tra
Tài nguyên MT và Tài chính
Kế hoạch đầu tư
Nội vụ
Nông nghiệp và giao thông VT
Giáo dục ĐT và Công thương
Tư pháp
Quốc phòng Quân sự
Sức khoẻ - Đời sống
Gương người tốt việc tốt
Khuyến học-Khuyến tài
Lịch tiếp công dân
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Văn bản QPPL
Lĩnh vực hộ tịch
Trung ương
Thủ tục Công an và Thanh tra
thủ tục Công thương
Tỉnh
Y tế- Văn hóa- Thanh tra
Công an
Thư viện ảnh
Xin ý kiến góp ý của nhân dân
Lấy ý kiến của cử tri về Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, thành lập các phường và thị xã Duy Tiên
Lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Duy Tiên
Lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ thị xã Duy Tiên lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước
Chào mừng Đại hội Đảng các cấp
QH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Mặt trận Tổ quốc các cấp
Luật và các văn bản liên quan
Thành lập thị xã Duy Tiên
Cải cách hành chính
Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
LIÊN KẾT WEBSITE
Cơ quan Đảng, Nhà nước
Các Tỉnh, thành phố
Thông tin đại chúng
THỐNG KÊ
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Quan điểm của V.I.Lênin về dân tộc và thuộc địa: Ánh sáng soi đường cho cách mạng Việt Nam
Cập nhật lúc: 4/26/2023 6:58:00 AM
Sống ở giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ thời kỳ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc, do đó, V.I.Lênin không chỉ kế thừa những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản mà ông còn bàn sâu về các vấn đề dân tộc, thuộc địa và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước bị áp bức, đô hộ. Quan điểm của V.I.Lênin đã trở thành ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam trong phong trào giải phóng dân tộc.
 
Lãnh tụ V.I. Lê-nin

QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC, THUỘC ĐỊA

Quan điểm về dân tộc, thuộc địa được V.I.Lênin bàn đến nhiều ở các tác phẩm được viết vào những năm đầu thế kỷ XX; trong đó, được thể hiện tập trung nhất, đậm nét nhất trong tác phẩm “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” (gọi tắt là Sơ thảo luận cương) được trình bày tại Đại hội II Quốc tế cộng sản.

Sơ thảo luận cương ra đời trong điều kiện lịch sử hết sức phức tạp. Trên thế giới, do cuộc khủng hoảng sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản đã trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế đó lên đầu giai cấp vô sản và quần chúng lao động cả ở chính quốc và các nước thuộc địa, khiến họ càng lún sâu vào cảnh khốn cùng. Điều đó đã khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản ở cả chính quốc và các nước thuộc địa với giai cấp tư sản. Từ Đại hội I đến Đại hội II của Quốc tế Cộng sản là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới và ngày càng có thêm nhiều quần chúng lao động được thu hút vào cuộc đấu tranh.

Trong phong trào cộng sản đang phát triển nhanh chóng lúc bấy giờ, V.I.Lênin đặc biệt chú ý đến bộ phận các lãnh tụ của các đảng thuộc Quốc tế II - tuy ban đầu xuất thân từ những người cộng sản nhưng trên thực tế, họ lại là những phần tử cơ hội chủ nghĩa. Bộ phận này đã thao túng phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Bản chất của họ mang tính dân tộc tư sản hẹp hòi và sô vanh nước lớn. Trong vấn đề dân tộc và thuộc địa, những kẻ cơ hội chỉ đơn giản thừa nhận một cách hình thức quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Trên thực tế hoàn toàn ngược lại, họ núp dưới chiêu bài “bảo vệ Tổ quốc” để che đậy việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản trong việc đi áp bức các dân tộc thuộc địa. Chúng khơi dậy những thành kiến và tô đậm sự nghi kỵ dân tộc nhằm chia rẽ các dân tộc thuộc địa với giai cấp vô sản và nhân dân lao động ở chính quốc, ở các nước tư bản khác. Đó là điều vô cùng nguy hại cho phong trào cộng sản thế giới lúc bấy giờ.

Vào thời điểm này, Nhà nước Xôviết non trẻ đang cần được bảo vệ hơn bao giờ hết trước sự can thiệp vũ trang của liên minh các cường quốc tư bản đế quốc. Bảo vệ nước Nga Xôviết lúc này có ý nghĩa là bảo vệ thành trì của cách mạng vô sản thế giới. Do vậy, việc củng cố các đảng chuẩn bị cho việc tiến hành chuyên chính vô sản trên phạm vi toàn thế giới và liên hiệp tất cả những người vô sản cách mạng ở những nước tư bản tiên tiến với quần chúng cách mạng bị áp bức, bóc lột ở các nước thuộc địa, ở các nước phương Đông được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chương trình nghị sự của Đại hội II Quốc tế Cộng sản.

Trong điều kiện như vậy, V.I.Lênin đã soạn thảo những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đây là một trong những văn kiện được V.I.Lênin viết vào tháng 6/1920 để trình bày tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản, họp từ 19/7 đến 7/8/1920; ngay sau đó, bản Luận cương này đã được đăng trên tạp chí Quốc tế cộng sản số 11, ngày 14/7/1920 và trên báo Nhân đạo - cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp. Tác phẩm tuy ngắn gọn nhưng có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh bấy giờ vì nó đã củng cố những nguyên tắc mácxít về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Những luận cương đó đã được Đại hội II Quốc tế Cộng sản thông qua và coi là cương lĩnh hành động của Quốc tế Cộng sản và các Đảng Cộng sản trong tình hình lúc bấy giờ.

Bản Sơ thảo luận cương gồm 12 luận điểm, trong đó vấn đề dân tộc và thuộc địa đã được Quốc tế Cộng sản và V.I.Lênin thừa nhận “như là sự mở rộng của nguyên tắc liên minh công nông trên quy mô toàn thế giới”[1]. Nội dung chính là bản Sơ thảo Luận cương tập trung ở hai vấn đề lớn là dân tộc và thuộc địa.

Về vấn đề dân tộc, trong Luận cương, V.I.Lênin đã xác định đúng đắn, khoa học vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc trong một quốc gia, về quyền bình đẳng của các dân tộc. V.I.Lênin chỉ rõ, để hiểu được vấn đề dân tộc cần phải “phân biệt thật rõ nét những dân tộc bị áp bức, phụ thuộc, không được hưởng quyền bình đẳng, với những dân tộc đi áp bức, bóc lột, được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi”[2]. Từ việc khẳng định quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc không phân biệt màu da, V.I.Lênin yêu cầu các đảng cộng sản cần phải “tố cáo những việc vi phạm thường xuyên nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc và những sự đảm bảo quyền lợi của các dân tộc thiểu số trong tất cả các quốc gia tư bản chủ nghĩa”[3]. Với luận điểm này, V.I.Lênin đã lên tiếng bảo vệ các dân tộc bị áp bức và tố cáo các dân tộc lợi dụng thế mạnh của mình để đàn áp các dân tộc khác.

Về vấn đề thuộc địa, V.I.Lênin cho rằng các nước thuộc địa thường là nước nghèo nàn, lạc hậu, đang bị các nước tư bản nô dịch, thống trị. Giai cấp vô sản ở chính quốc phải ủng hộ tích cực nhất phong trào giải phóng của các dân tộc thuộc địa. Các nhà cách mạng ở chính quốc và thuộc địa phải đoàn kết với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Các đảng cộng sản ở chính quốc và cả thuộc địa “cần phải thi hành một chính sách thực hiện sự liên minh chặt chẽ nhất của tất cả các phong trào giải phóng dân tộc và thuộc địa với nước Nga Xô viết”[4]. Hơn nữa, với những nước cách mạng thành công như nước Nga, phải đóng vai trò thành trì cách mạng thế giới, phải có nhiệm vụ giúp đỡ các nước khác làm cách mạng. Đây là những luận điểm hết sức quan trọng vì nó đã chỉ ra con đường, cách thức mà các nước thuộc địa cần phải làm để tiến hành cách mạng.

Trên cơ sở của những luận điểm về dân tộc và thuộc địa, V.I.Lênin chỉ rõ, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ sống còn của các nước thuộc địa lúc bấy giờ. Tuy nhiên, cách mạng thuộc địa không chỉ có nhiệm vụ giải phóng nước mình khỏi ách đô hộ của nước ngoài mà cần phải đấu tranh chống lại bọn phản động trong nước vì chúng là đồng minh của chủ nghĩa đế quốc. Ngoài ra, phải chú ý đến lực lượng nông dân đông đảo, xây dựng khối liên minh công - nông; phát triển cuộc đấu tranh chống đế quốc đi đôi với chống phong kiến, hình thành phong trào dân tộc dân chủ rộng rãi. Cuối bản Luận cương, V.I.Lênin còn nêu rõ: “Điều quan trọng nhất trong chính sách của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa phải là làm cho vô sản và quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nước gần gũi nhau để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản. Bởi vì chỉ có sự gần gũi ấy mới bảo đảm việc chiến thắng chủ nghĩa tư bản, nếu không có chiến thắng đó thì không thể thủ tiêu được ách áp bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng”[5].

Đây là một luận điểm rất quan trọng vì nó chỉ rõ mối liên hệ cần thiết giữa giai cấp vô sản với quần chúng lao động để tạo thành một khối liên minh thống nhất khi tiến hành cách mạng vô sản. Điều này phù hợp đặc điểm và tính chất của phong trào cách mạng ở Việt Nam lúc bấy giờ.

KHẲNG ĐỊNH CÔNG LAO TO LỚN CỦA V.I.LÊNIN VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Trên hành trình tìm đường cứu nước, vấn đề lớn mà Nguyễn Ái Quốc luôn quan tâm và trăn trở chính là vấn đề con đường giải phóng dân tộc cho Việt Nam. Người luôn đặt câu hỏi: cách mạng ở Việt Nam sẽ phải đi theo con đường nào, làm thế nào để giành lại độc lập, bình đẳng cho dân tộc?

Bằng sự tổng kết các phong trào yêu nước lúc bấy giờ, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy những hạn chế về đường lối, phương pháp cứu nước. Trong thời gian bôn ba khắp thế giới, đặc biệt là những năm tháng sống ở Mỹ, Anh, Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tìm hiểu và nghiên cứu kỹ những cuộc cách mạng ở đó. Người đã tìm hiểu, nghiên cứu cách mạng Mỹ 1776, cách mạng Pháp 1789 song Người nhận ra rằng, những cuộc cách mạng ấy là “những cuộc cách mạng chưa đến nơi”, nghĩa là cách mạng rồi mà nhân dân lao động ở đó vẫn chưa được giải phóng, vẫn còn bị áp bức, bóc lột và rất cực khổ. Vì vậy, sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi mọi áp bức, bóc lột không thể đi theo con đường của những cuộc cách mạng đó, mà phải theo con đường khác.

Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc - người thanh niên yêu nước Việt Nam đã bắt gặp Bản sơ thảo Luận cương của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo - cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp.  Sau gần 10 năm tìm tòi, khảo nghiệm, khi đọc Bản Sơ thảo Luận cương của V.I.Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã nhận ra, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản - con đường mà Cách mạng Tháng Mười đã thành công. Những tư tưởng cơ bản trong Bản Sơ thảo Luận cương của V.I.Lênin có nhiều điểm phù hợp với tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, đặc biệt là sự đau xót trước nỗi thống khổ của quần chúng lao động khắp thế giới và sự quan tâm đến vấn đề giải phóng các dân tộc thuộc địa cũng như tinh thần đoàn kết của quần chúng lao động trong đấu tranh.

Hồi tưởng giây phút trọng đại đó, trong tác phẩm “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin”, Người viết: “Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”[6].

Có thể thấy, Nguyễn Ái Quốc đón nhận Bản Sơ thảo Luận cương của V.I.Lênin với niềm phấn khởi và tin tưởng của một người chiến sĩ cách mạng sau nhiều năm tìm tòi, khảo nghiệm thực tiễn. Sau đó, chính Nguyễn Ái Quốc đã viết thư bằng tiếng Pháp gửi Quốc tế Cộng sản và cho biết, Luận cương này có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thế giới quan và giúp Người dứt khoát đi theo Quốc tế III vì nó giải quyết hợp lý vấn đề giai cấp và dân tộc, không chỉ quan tâm giải phóng nhân dân lao động và vô sản chính quốc, mà còn giải phóng các dân tộc bị áp bức, trong đó có Việt Nam.

Giải thích một cách ngắn gọn lý do ủng hộ V.I.Lênin, ủng hộ Quốc tế III, Người nói: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”[7]. Luận cương của V.I.Lênin đã có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi về nhận thức, tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về con đường giải phóng dân tộc của Việt Nam đúng như đồng chí Trường Chinh nhận xét: “Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa đến với Người như một ánh sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm cách mạng mà Người hằng nung nấu”[8]. Việc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản của V.I.Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc kéo dài suốt hơn nửa thế kỷ: “Lịch sử dường như đã chuẩn bị sẵn cho dân tộc Việt Nam đi vào thời kỳ hiện đại bằng miếng đất sẵn sàng được gieo trồng, và bằng những nông phu sẵn hạt giống trong tay. Miếng đất ấy là nhân dân có truyền thống đấu tranh bất khuất; giống đó là chủ nghĩa Mác - Lênin; người thứ nhất gieo giống đó là Nguyễn Ái Quốc”[9].

Khi vận dụng nội dung Luận cương của V.I.Lênin vào thực tiễn cách mạng ở thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy: “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các nước thuộc địa”[10]. Đó là cơ sở để cách mạng vô sản ở thuộc địa có tính độc lập, chủ động không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, nó có thể nổ ra và thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc, góp phần thúc đẩy cách mạng chính quốc tiến lên. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy rằng, cách mạng vô sản và độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển của dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ con đường này chẳng những giải phóng hoàn toàn dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa đế quốc, mà còn giải phóng nhân dân Việt Nam khỏi mọi sự áp bức bóc lột, đi đến ấm no, hạnh phúc thực sự. Sự lựa chọn này vừa đáp ứng yêu cầu phát triển của dân tộc Việt Nam, vừa phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của nhân loại và thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội đã được mở ra, bắt đầu từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.

Có thể khẳng định, chính Bản Sơ thảo Luận cương của V.I.Lênin đã tạo ra bước ngoặt căn bản trong sự phát triển nhận thức, tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản. Qua Bản Sơ thảo Luận cương của V.I.Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ở đó con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc: con đường cách mạng vô sản.

Sinh thời, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh luôn đề cao công lao to lớn của V.I.Lênin đối với cách mạng ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam mà xuất phát điểm ban đầu là từ quan điểm về vấn đề dân tộc và thuộc địa trong bản Sơ thảo Luận cương. Người khẳng định: “Nếu giai cấp vô sản phương Tây coi Lênin là một thủ lĩnh, một lãnh tụ, một người thầy thì các dân tộc phương Đông lại coi Lênin là một con người vĩ đại hơn nữa, cao quý hơn nữa”[11]. Tìm hiểu quan điểm của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa để khẳng định công lao to lớn của V.I.Lênin với cách mạng Việt Nam mà không thế lực thù địch, phản động nào có thể phủ nhận được.

TS. Lê Thị Chiên

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


[1] V.I.Lênin (1977), Toàn tập, t.41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.198.

[2] V.I.Lênin (1977), Toàn tập, t.41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.198 - 199.

[3] V.I.Lênin (1977), Toàn tập, t.41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.201-202.

[4] V.I.Lênin (1977), Toàn tập, t.41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.200.

[5] V.I.Lênin (1977), Toàn tập, t.41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.199.

[6] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.562.

[7] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.563.

[8] Trường Chinh (1980), Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sự nghiệp vĩ đại, gương sáng đời đời, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.11.

[9] Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám; Thành công của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tập 3, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.39.

[10] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.295.

[11] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.317.


Nguồn tin: Tuyengiao.vn




CÁC TIN KHÁC:  In trang này |   Quay lại   | Về đầu trang  
  Đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng (14/02)
  Bác Hồ với Đảng và mùa Xuân Giáp Thìn 60 năm trước (09/02)
  Đảng lãnh đạo xây dựng đất nước hùng cường, phồn vinh và hạnh phúc (01/02)
  Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng (01/02)
  Tiếp tục giữ vững và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới (10/01)
  Giá trị to lớn từ những cống hiến của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đối với sự nghiệp cách mạng (29/12)
  Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị ở cơ sở, góp phần xứng đáng vào công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị (08/12)
  Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo (30/11)
  Quy định số 132-QĐ/TW - Bước tiến mới về kiểm soát quyền lực Nhà nước, phòng chống tham nhũng, tiêu cực (30/11)
  Phát triển tổ chức cơ sở đảng với vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là cầu nối giữa Đảng với Nhân dân (22/11)
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
THĂM DÒ Ý KIẾN - GÓP Ý
Theo bạn giao diện website duytien.gov.vn như thế nào?
TỶ GIÁ

Tổng quan   Lịch sử - Văn hoá   Kinh tế - Chính trị   Văn hoá - Xã hội    An ninh - Quốc phòng   Khoa học - Công nghệ   Tin tức   Văn bản của thị xã   TTHC thị xã   TTHC cấp xã, phường   Sức khoẻ - Đời sống   Gương người tốt việc tốt   Khuyến học-Khuyến tài   Lịch tiếp công dân   Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh   Văn bản QPPL   Thư viện ảnh   Xin ý kiến góp ý của nhân dân   Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng   Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước    Mặt trận Tổ quốc các cấp   Luật và các văn bản liên quan   Thành lập thị xã Duy Tiên   Cải cách hành chính   Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội  
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ DUY TIÊN
Giấy phép số 178/GP-TTĐT do UBND tỉnh Hà Nam cấp Ngày 26 tháng 6 năm 2017
Tổng biên tập: Phạm Hồng Thanh
Email: ubnddt@hanam.gov.vn - Điện thoại: 0226 3830 013 - Fax: 0226 3832 280
® Ghi rõ nguồn "DuyTien.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
© 2009 Bản quyền thuộc về UBND Thị xã Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam
Design by VN2C