Đề án tóm tắt sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025   |    Ủy ban MTTQ phường Tiên Nội tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2024-2029   |    Công an tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” năm 2024 tại thị xã Duy Tiên   |    UBND thị xã Duy Tiên lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện cộng đồng dân cư về nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thị xã đến năm 2050   |    MTTQ xã Mộc Nam tổ chức Đại hội lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024-2029   |    Đại hội đại biểu Ủy ban MTTQ xã Yên Nam lần thứ XX, nhiệm kỳ 2024 - 2029   |   

Sitemap  

Tổng quan
Điều kiện tự nhiên
Bản đồ hành chính
Hệ thống tổ chức
Thành tựu phát triển KT-XH
Định hướng phát triển KT-XH
Khu CN, cụm CN-TTCN
Các dự án đầu tư
Làng nghề
Cơ chế chính sách
Sơ đồ hệ thống tổ chức
Lịch sử - Văn hoá
Danh nhân
Phong tục-Tập quán
Lịch sử Đảng bộ thị xã
Ẩm thực
Văn nghệ
Lễ hội
Kinh tế - Chính trị
Văn hoá - Xã hội
An ninh - Quốc phòng
Khoa học - Công nghệ
Tin tức
Trong nước
Quốc tế
Dự báo thời tiết
Văn bản của thị xã
Báo cáo
Văn bản chỉ đạo (giấy mời,công văn,quyết định)
Tài liệu tham khảo
Thông báo đấu giá đất
Đăng nhập PM một cửa điện tử
Tài liệu tập huấn
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
TTHC thị xã
Lĩnh vực Công an
Lĩnh vực Giáo dục
Lĩnh vực Nội vụ
Lĩnh vực tài nguyên
Lĩnh vực Xây dựng - Giao thông
Lĩnh vực Nông nghiệp
Lĩnh vực Thanh tra- Tài chính- Văn hóa- Thông tin TT
Lĩnh vực Kế hoạch - đầu tư; Công thương
Lĩnh vực Quân sự- Quốc phòng
Lao động- TB-XH
TTHC cấp xã, phường
Công an
Lao động TBXH
Y tế- Văn hóa và Thanh tra
Tài nguyên MT và Tài chính
Kế hoạch đầu tư
Nội vụ
Nông nghiệp và giao thông VT
Giáo dục ĐT và Công thương
Tư pháp
Quốc phòng Quân sự
Sức khoẻ - Đời sống
Gương người tốt việc tốt
Khuyến học-Khuyến tài
Lịch tiếp công dân
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Văn bản QPPL
Lĩnh vực hộ tịch
Trung ương
Thủ tục Công an và Thanh tra
thủ tục Công thương
Tỉnh
Y tế- Văn hóa- Thanh tra
Công an
Thư viện ảnh
Xin ý kiến góp ý của nhân dân
Lấy ý kiến của cử tri về Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, thành lập các phường và thị xã Duy Tiên
Lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Duy Tiên
Lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ thị xã Duy Tiên lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước
Chào mừng Đại hội Đảng các cấp
QH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Mặt trận Tổ quốc các cấp
Luật và các văn bản liên quan
Thành lập thị xã Duy Tiên
Cải cách hành chính
Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
LIÊN KẾT WEBSITE
Cơ quan Đảng, Nhà nước
Các Tỉnh, thành phố
Thông tin đại chúng
THỐNG KÊ
Làng nghề

Kết quả thực hiện phát triển làng nghề giai đoạn 2011-2015; định hướng đến năm 2020 huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam
Cập nhật lúc: 9/12/2017 2:49:00 PM
 


Kết quả thực hiện phát triển làng nghề trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2015

 

             I. Đặc điểm tình hình

Huyện Duy Tiên có 18 xã, thị trấn được cấu thành từ 139 làng, trong đó có 5 làng đã được công nhận làng nghề truyền thống TTCN( làng nghề mây giang đan Ngọc Động xã Hoàng Đông; làng nghề dệt lụa Nha xá – xã Mộc Nam; làng nghề trống Đọi Tam – xã Đọi Sơn; làng nghề rượu Bèo xã Tiên Ngoại; làng nghề thêu Vũ Xá, xã Yên Bắc), 4 làng được công nhận là làng nghề TTCN (Làng nghề thôn Yên Mỹ, làng nghề ươm tơ Từ Đài - xã Chuyên Ngoại;  làng nghề thôn Động Linh - xã Duy Minh; làng nghề mây giang đan thôn Hoà Trung - xã Tiên Nội) và 12 làng được công nhận là làng có nghề; 7 nghệ nhân và 54 thợ giỏi.

Các làng nghề ở địa phương vẫn được duy trì và phát triển ổn định. Tuy nhiên đến nay một số làng nghề đã bị mai một như làng nghề truyền thống thêu ren Vũ Xá và làng nghề mây giang đan thôn Hoà Trung - xã Tiên Nội do thu nhập của người lao động thấp, lao động trẻ chuyển sang làm khu công nghiệp.

              II. Kết quả đạt được.

             1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

            Trong những năm qua lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thường trực Tỉnh ủy, các Sở ngành của Tỉnh; sự chỉ đạo sát sao của Thường trực Huyện ủy, UBND huyện, các cấp ủy đảng, chính quyền xã, thị trấn và sự vào cuộc tích cực của nhân dân, tạo điều kiện của các cấp, các ngành liên quan. Các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn đã từng bước phát triển cả về quy mô hoạt động và chất lượng.

          - Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về vai trò vị trí của phát triển ngành nghề nông thôn gắn với việc xây dựng nông thôn mới; nâng cao thu nhập cho nhân dân, từ đó các xã, thị trấn trong huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch và có bước đi phù hợp với tình hình thực tiễn.

          2. Kết quả đạt được:

          2.1 Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011-2015: 1.836.800 triệu  đồng

          - Năm 2011: 325.000 triệu đồng;

          - Năm 2012: 341.500 triệu đồng;

          - Năm 2013: 356.000 triệu đồng;

          - Năm 2014: 395.000 triệu đồng;

          - Năm 2015: 419.300 triệu đồng.

2.2 Giá trị xuất khẩu tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011-2015: 49, 628 triệu USD

- Năm 2011: 10,354 triệu USD;

          - Năm 2012: 9,540 triệu USD;

          - Năm 2013: 9,310 triệu USD;

          - Năm 2014: 10,070 triệu USD;

          - Năm 2015: 10,354 triệu USD.

          2.3 Số lao động đã được đào tạo và kinh phí .

          - Từ năm 2011-2016 toàn huyện đã đào tạo được  3.500 lao động; kinh phí đào tạo 3.500 triệu đồng.

2.4 Số lao động có nhu cầu học nghề TTCN: 740 người, được phân theo nghề:

- May 200 lao động,

- Trống 140 lao động,

- Mộc: 150 lao động.

- Nghề khác: 250 lao động

          3. Nhận xét đánh giá, đề nghị.

          3.1 Những mặt đã đạt được.

          3.1.1. Công tác tuyên truyền: 

Cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể ở địa phương thường xuyên quan tâm tới phong trào phát triển ngành nghề TTCN trong nông thôn nhằm động viên, khuyến khích người dân tham gia học nghề và làm nghề TTCN.

            3.1.2. Công tác bảo vệ môi trường làng nghề và làng có nghề: đã được sự quan tâm của chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ môi trường . Nhìn chung môi trường tại các làng nghề được đảm bảo chưa có ảnh hưởng lớn về môi trường sống của nhân dân trong vùng.

 

3.1.3. Về thị trường:

            - Các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất trong các làng nghề, làng có nghề đã tham gia nhiều tại các hội trợ triển lãm kinh tế thương mại không những trong nước mà cả nước ngoài để quảng bá sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ.

          3.1.4. Công tác thi đua khen thưởng:

          - Đối với các cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong công tác duy trì, phát triển ngành nghề, làng nghề, cuối năm nhiều xã thị trấn mở được Hội nghị tổng kết biểu dương, khen thưởng nhằm động viên, khuyến khích người dân tham gia phát triển ngành nghề CN -TTCN.

          3.2 Những tồn tại, hạn chế.

- Hiện nay trên địa bàn huyện phần lớn số lao động trẻ có việc làm và thu nhập ổn định trong các khu công nghiệp hoặc đi lao động nước ngoài, vì vậy không mặn mà với ngành nghề ở nông thôn.

          - Sự phát triển làng nghề ở một số địa phương còn ảnh hưởng đến môi trường như làng nghề trống Đọi Tam và làng nghề Lụa Nha Xá.

          - Việc tiêu thụ sản phẩm CN –TTCN và các ngành nghề nông thôn còn tự phát, chưa có đầu ra Thị trường tiêu thụ, giá nguyên liệu đầu vào thường cao và không ổn định.

          - Sản phẩm hàng hóa của làng nghề còn chưa đa dạng, chất lượng hạn chế, nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường chưa cao.

          - Năng lực đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp còn yếu, nắm bắt thông tin thị trường chưa kịp thời.

          3.3 Nguyên nhân

          Nguyên nhân chủ quan:

          - Do chưa có quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát triển làng nghề, các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong vùng dân cư, thiếu mặt bằng sản xuất, thiếu vốn, thiếu máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu, nhận thức hạn chế trong quá trình sản xuất, khó khăn trong xử lý môi trường.

          - Thiếu quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung, nhân dân vẫn chủ yếu sản xuất, canh tác theo truyền thống. Nên khi có đơn đặt hàng với số lượng lớn gặp rất nhiều khó khăn; việc thu mua nhỏ lẻ làm tăng chí phí đầu vào, giảm doanh thu, ảnh hưởng lớn đến tồn tại và phát triển các làng nghề.

          - Việc tiếp cận các nguồn vốn còn hạn chế, do đó gặp nhiều khó khăn cho việc mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh nhất là khả năng thay thế thiết bị, máy móc, đổi mới công nghệ sản xuất.

- Cơ sở hạ tầng trong các làng nghề còn hạn chế; việc áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp chưa được triển khai đồng bộ.

- Cơ chế chính sách và nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh về phát triển ngành nghề nông thôn còn hạn chế, chưa tạo điểm nhấn để kích thích cầu cho các làng nghề phát triển bền vững.

Nguyên nhân khách quan:

          - Trong tình hình hiện nay kinh tế suy thoái, nhu cầu tiêu dùng thấp, nên sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm, nhiều cơ sở sản xuất cầm chừng.

          - Trên địa bàn huyện có nhiều khu, cụm công nghiệp phát triển mạnh, thu hút nhiều lao động với mức thu nhập cao, ổn định đã làm thiếu hụt lao động ngành nghề ở nông thôn, làm cho ngành nghề nông thôn phát triển chậm lại, một số ngành nghề có thu nhập thấp có nguy cơ không còn hoạt động như nghề mây giang đan thôn Trung Hòa xã Tiên Nội và nghề thêu ở thônVũ Xá xá Yên Bắc.

          4. Bài học kinh nghiệm

          - Có sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Chính quyền, các ban ngành từ tỉnh đến cơ sở.

          - Tổ chức công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu và thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tham gia học nghề và phát triển nghề.

          - Việc sản xuất các sản phẩm của làng nghề phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, chất lượng đảm bảo, mẫu mã luôn đổi mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

          - Áp dụng công nghệ mới, thiết bị, máy móc phù hợp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong các làng nghề.

          - Tranh thủ sự quan tâm của các Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề, cải thiện môi trường làng nghề và các điều kiện cần thiết để làng nghề phát triển bền vững.

 
Định hướng phát triển làng nghề đến năm 2020

I. Phương hướng, nhiệm vụ


1. Phương hướng

            - Đào tạo, truyền nghề, phát triển nghề phù hợp với năng lực, khả năng của nhân dân, đảm bảo thu nhập và mang tính bền vững.

          - Phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, đặc biệt chú trọng những sản phẩm có chất lượng cao, mang tính truyền thống đặc trưng của nghề ở huyện.

2. Nhiệm vụ:

          - Tiếp tục tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân đối với việc phát triển làng nghề và làng có nghề.

          - Thực hiện tốt công tác khôi phục, bảo tồn, phát triển làng nghề nông thôn trên địa bàn theo quy hoạch phát triển ngành nghề nông tỉnh Hà Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

          - Đầu tư cơ sở vật chất, xử lý môi trường tại một số làng nghề có hoạt động gây suy giảm môi trường.

          - Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho làng nghề, làng có nghề, chuyển đổi nghề cho các làng nghề có thu nhập thấp.

          - Hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm làng nghề; xây dựng nhãn mác, thương hiệu, tích cực tham gia các hội trợ làng nghề, quảng bá thương hiệu sản phẩm mới mở rộng thị trường xuất khẩu; tổ chức các hội nghị liên doanh với các doanh nghiệp ký kết hợp đồng cung cấp nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm không qua trung gian.

- Phát triển làng nghề gắn với du lịch:  Huyện Duy Tiên có 02 làng nghề gắn với 02 điểm du lịch tâm linh: làng nghề trống Đọi Tam xã Đọi Sơn có chùa Long Đọi Sơn, làng nghề dệt  Nha Xá xã Mộc Nam có Đền Lảnh Giang.

          - Hoàn thiện hồ sơ nghị UBND tỉnh công nhận 2 làng nghề là thôn Nhất xã Tiên Nội và thôn Đôn lương xã Yên Bắc.

            II. Những giải pháp

             - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách khuyến khích phát triển làng nghề gắn việc bảo vệ môi trường sinh thái.

          - Tạo điều kiện cho các hộ, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề được nhà nước giao đất, cho thuê đất được hưởng các cơ chế chính sách ưu đãi về đất đai theo quy định hiện hành.

          - Hỗ trợ, tạo điều kiện để các hộ, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn được vay vốn trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi nhằm đổi mới thiết bị, công nghệ, sản xuất mặt hàng mới, tăng cường xuất khẩu.

          - Làm tốt công tác quảng bá, tiếp thị thông qua các phương tiện thông tin đại chúng , tổ chức, hưởng ứng các cuộc thi về sản phẩm trong lĩnh vực ngành nghề ở nông thôn, tham gia các hội trợ triển lãm hàng thủ công, mỹ nghệ.

          - Thay đổi phương thức đào tạo, thời gian đào tạo phù hợp với từng loại đối tượng, phát huy hình thức đào tạo theo hợp đồng. Khuyến khích các làng nghề, cở sở truyền thống mở lớp đào tạo nghề cho lao động địa  phương và các vùng lân cận. Khuyến khích mời các nghệ nhân bồi dưỡng truyền nghề cho lực lượng lao động trẻ.

          - Khuyến khích các cơ sở ngành nghề nông thôn đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị, hiện đại hóa công nghệ truyền thống theo phương châm kết hợp giữa công nghệ tiên tiến với công nghệ truyền thống.

          - Tuyên truyền vận động cơ sở sản xuất, làng nghề nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật, đặc biệt trong bảo vệ môi trường.

CÁC TIN KHÁC:  In trang này |   Quay lại   | Về đầu trang  
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
THĂM DÒ Ý KIẾN - GÓP Ý
Theo bạn giao diện website duytien.gov.vn như thế nào?
TỶ GIÁ

Tổng quan   Lịch sử - Văn hoá   Kinh tế - Chính trị   Văn hoá - Xã hội    An ninh - Quốc phòng   Khoa học - Công nghệ   Tin tức   Văn bản của thị xã   TTHC thị xã   TTHC cấp xã, phường   Sức khoẻ - Đời sống   Gương người tốt việc tốt   Khuyến học-Khuyến tài   Lịch tiếp công dân   Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh   Văn bản QPPL   Thư viện ảnh   Xin ý kiến góp ý của nhân dân   Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng   Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước    Mặt trận Tổ quốc các cấp   Luật và các văn bản liên quan   Thành lập thị xã Duy Tiên   Cải cách hành chính   Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội  
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ DUY TIÊN
Giấy phép số 178/GP-TTĐT do UBND tỉnh Hà Nam cấp Ngày 26 tháng 6 năm 2017
Tổng biên tập: Phạm Hồng Thanh
Email: ubnddt@hanam.gov.vn - Điện thoại: 0226 3830 013 - Fax: 0226 3832 280
® Ghi rõ nguồn "DuyTien.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
© 2009 Bản quyền thuộc về UBND Thị xã Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam
Design by VN2C